image banner
VÂN TỤ TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO THEO DÕI PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI LÚA VỤ XUÂN 2025 GIAI ĐOẠN CUỐI VỤ.
Lượt xem: 90

      Một số nội dung cần lưu ý trong công tác phòng trừ  Sâu bệnh gây hại trên lúa vụ Xuân năm 2025 ở giai đoạn Ôm đòng - Trổ bông đến chín.

  

Hiện nay các trà lúa vụ Xuân năm 2025 trên địa bàn xã đang ở giai đoạn ôm đòng. Qua kiểm tra thăm đồng cho thấy lúa hiện nay đang bị các đối tượng gây hại chủ yếu: Bệnh đạo ôn, Bệnh Khô vằn, Bệnh vàng lá…

Theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn TW, thời tiết ở Nghệ An trong thời gian tới tiếp tục diễn biến phức tạp khó lường. Trong giai đoạn lúa trổ nếu gặp điều kiện thời tiết bất lợi như mưa nắng xen kẽ, ẩm độ không khí cao dễ phát sinh các đối tượng sâu bệnh gây hại như: bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá - đốm sọc vi khuẩn; bệnh lem lép hạt. Để chủ động phòng trừ, hạn chế tối đa sự phát sinh gây hại do sâu bệnh gây ra, đảm bảo vụ mùa bội thu, thắng lợi. Trong thời gian tới cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Thường xuyên kiểm tra thăm đồng phân trà lúa trổ; đồng thời phát hiện và phòng trừ kịp thời các đối tượng gây hại chính như: Bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh Khô Vằn, bệnh Bạc lá - Đốm sọc vi khuẩn, bệnh Lem lép hạt; Nhện gié; Rầy; Bọ xít; Chuột hại…

2. Đối với bệnh Đạo ôn cổ bông; bệnh Lem lép hạt: Trong thời gian lúa bắt đầu trổ đến trổ hoàn toàn gặp điều kiện thời tiết bất lợi như: trời âm u, có mưa, ẩm độ cao, sương mù nhiều bà con cần chủ động phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông; lem lép hạt bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu phòng trừ đạo ôn như: Angate 75WP, Filia 525SE, Beam 75WP, Kabim 30WP; Tricom75WP,Bankan 600WP...Kết hợp với một trong các loại thuốc phòng trừ lem lép hạt đặc hiệu như: Tilt super 300 EC, Tiptop 250 EC, Nevo 330 EC… Phun theo liều lượng khuyến cáo.

Thời gian phun:   - Phun lần 1: Phun trước trổ từ 5-7 ngày (khi lúa trổ báo);

                             - Phun lại lần 2: Phun khi lúa đã trỗ hoàn toàn nếu gặp điều kiện thời tiết âm u, có mưa, ẩm độ cao, sương mù nhiều.

 Cần tập trung cao trên những diện tích lúa đã bị nhiễm đạo ôn lá, tai lá đòng, các vùng trồng giống lúa nhiễm hàng năm thường bị nhiễm đạo ôn cổ bông). Trường hợp thời gian lúa trỗ gặp điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài, độ ẩm không khí thấp thì không cần thiết phải phun phòng lại lần 2 đối với bệnh đạo ôn cổ bông.

3. Đối với bệnh bạc lá và Đốm sọc vi khuẩn (Đỏ lá, cháy bìa lá): Xuất hiện và gây hại trên một số diện tích như: Lúa lai VT404, lúa lai thơm 6, VRN 20, … Dự tính trong thời gian tới nếu gặp điều thời tiết âm u, mưa nắng xen kẽ bệnh sẽ tiếp tục bùng phát lây lan nhanh và gây hại nặng.

 Để hạn chế sự lây lan và bảo vệ tốt các lá công năng ở giai đoạn này, bà con cần sử dụng đúng các loại thuốc đặc trị bệnh do vi khuẩn gây ra như: Totan 200WP, Xantocin 20WP …Cần phun ướt đều lá lúa, phun lại lần 2 sau lần 1: 3-5 ngày. Tuyệt đối khi lúa bị bệnh không phun phân bón qua lá, thuốc kích thích sinh trưởng.

  Sau mỗi trận mưa gió nên tiếp tục phun phòng bằng các loại thuốc đặc hiệu hoặc rắc vôi bột, phun nước vôi trong ngay sau khi tạnh mưa. Liều lượng: 5-7 kg vôi bột/sào hoặc pha khoảng 1 kg vôi tôi - Ca(OH)2 với 20 lít nước .

4. Đối với bệnh khô vằn: Trên những diện tích lúa phát hiện có trên 10% số dảnh bị nhiễm bệnh cần giữ đủ nước trên ruộng và dùng một trong các loại thuốc: Validacin 3-5L, Vida 5WP, Anvil 5SC... phun đều vào phần thân, gốc lúa.

*Lưu ý: Khi phun thuốc giai đoạn lúa Trổ bông: Cần chú ý đảm bảo đủ lượng nước thuốc tối thiểu 20-24 lít/sào; nên phun vào sáng sớm hoặc chiều tối, tránh phun thuốc vào thời gian lúa đang phơi mau. (Có thể kết hợp phun phòng trừ kết hợp giữa bệnh Đạo ôn với một trong các loại thuốc trị bệnh khác như: Lem lép hạt; Khô vằn, bệnh Bạc lá-đốm sọc vi khuẩn… khi chúng xuất hiện gây hại).

5. Đối với Rầy: Trên diện tích lúa thời kỳ trước trổ, đang còn xanh tốt chỉ tiến hành phun trừ khi có mật độ rầy từ 1.000 con/m2 trở lên bằng một trong các loại thuốc có tác dụng nội hấp như: Chess 50WG, Oshin 20 WP, Sutin 50 SC.... Những diện tích lúa sau trổ đến chín sáp bị rầy gây hại nặng cần phun trừ khi mật độ rầy từ 2000 con/m2 trở lên bằng các loại thuốc tiếp xúc như: Bassa 50 EC, Elsin 10 EC, Diditox 40 EC.... cộng với thuốc nội hấp để giảm nhanh mật độ, chống cháy rầy.

6. Đối với nhện gié: Khi phát hiện những diện tích có 5 – 7% số dảnh bị hại trở lên, lúa ở giai đoạn ôm đòng đến trổ cần tổ chức phòng trừ bằng các loại thuốc như: Nissorun 5 EC, Danitol 50 EC, Kinalux....theo liều lượng khuyến cáo, trường hợp tỷ lệ nhện hại cao cần phải phun lại lần 2 sau 5 – 7 ngày.

Ngoài ra trong thời gian tới cần ý đến các đối tượng như: Bọ xít, chuột hại.

7. Cần giữ mực nước trong ruộng giai đoạn lúa Ôm đòng - Trổ bông đến Chín sữa: 3-5 cm. Chỉ tiến hành tháo cạn nước trước khi thu hoạch 10-12 ngày để thuận lợi cho công tác thu hoạch.

Trên là một số nội dung cần lưu ý trong sản xuất lúa Vụ Xuân năm 2025 trên địa bàn xã Vân Tụ trong thời gian tới./. 

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai

Một số hình ảnh lúa thời kỳ ôm đòng - trổ bông, bà con cần thường xuyên kiểm tra theo dõi và phòng trừ kịp thời các đối tượng gây hại trên lúa trong thời gian tới.

TIÊN LIÊN QUAN
 
1234
BẢN ĐỒ XÃ KHÁNH THÀNH - HUYỆN YÊN THÀNH
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ VÂN TỤ
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn Đồng - Chủ Tịch Xã Vân Tụ

Trụ sở: Xã Vân Tụ - Huyện Yên Thành - Tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 097 4518889 - Email: ubndxavantu@gmail.com

http://quangcaotuantu.com/