image banner
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ KHÁNH THÀNH
Lượt xem: 197

Sau cách mạng tháng tám thành công. Thực hiện chủ trương của cấp trên, bỏ cấp tổng thành lập xã mới - Tổng Vân Tụ được đổi thành xã Vân Tụ, một số làng của xã Khánh Thành (nay) thuộc xã Vân Tụ. Cuối năm 1953 đầu năm 1954 xã Vân Tụ được chia thành 3 xã nhỏ, Liên Thành Công Thành và Khánh Thành. Cũng từ đây Khánh Thành chính thức có tên trong bản đồ hành chính của huyện Yên Thành. Năm 1969 theo đề nghị của Hội đồng nhân dân huyện, Bộ Nội vụ đã có Quyết định số 201 xã Khánh Thành hợp nhất với xã Bảo Thành lấy tên là xã Vân Thành. Đến tháng 2 năm 1970, xã Vân Thành được chia thành 2 xã Khánh Thành và Bảo Thanh. Sa Khánh Thành phát triển cho đến ngày nay. Mặc dù địa danh và ranh giới địa lý hành chính thay đổi qua các thời kỳ cách mạng, nhưng dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện ủy Yên Thành, Đảng bộ và Nhân dân xã Khánh Thành luôn kiên cường, bất khuất, một lòng tin tưởng vào đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, vượt lên mọi gian khổ, hy sinh, khắc phục khó khăn, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội, góp phần cùng cả nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa./.

Chương I.

KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA

I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN.

1. Địa lý hành chính.

Theo sách tên làng xã Việt Nam đầu tiên thế kỷ XIX, biên soạn dựa vào các cuốn như: Các tổng, trấn, xã, danh bộ lãm và Đồng Khánh ngự lãm dư địa chí hương, thì huyện Đông Thành bao gồm: Diễn Châu, Yên Thành, Nghĩa Đàn và một phần của Đô Lương hiện nay. Huyện có 7 tổng với 242 xã, thôn, riêng địa phận huyện Yên Thành được chia làm 4 tổng với 141 xã, trong đó tổng Vân Tụ (xưa có tên là Vân Lôi) gồm 32 xã, thôn sở, phường.

Năm Thành Thái thứ 10. Huyện Đông thành được chia thành 2 huyện Đông Thành và Yên Thành. Yên Thành có 5 tổng, 136 làng xã có triện Lý trưởng. Huyện lỵ dời từ Yên lý đến đóng ở làng Phùng Luật, (Kẻ Sót, Hợp Thành). Lúc này Khánh Thành thuộc tổng Vân Tụ, tổng Vân Tụ có 27 thôn, trong đó có thôn Quỳnh Khôi, Phú Ninh, về sau trở thành những làng chính của xã Khánh Thành. Từ tháng 10 năm 1946 Trung ương bỏ cấp tổng (cấp trung gian giữa huyện và xã) lập xã mới, huyện Yên Thành có 24 xã. Một số xã lớn vẫn theo tên làng xã cũ. Tổng Vân Tụ lúc bấy giờ đổi thành xã Vân Tụ gồm; Phú Ninh, Quỳnh, Khôi, Phục Duệ, Nội Trung, Nam Thôn, Công Luận, Ngọc Hà, Ngọc Thượng, Mẫu Long, Liên Trì.

Cuối năm 1948 đầu tháng 5 năm 1949 thực hiện chủ trương của ủy ban hành chính Tỉnh hợp nhất các xã nhỏ thành xã lớn, huyện Yên Thành lúc bấy giờ có 12 xã, xã Vân Tụ vẫn giữ nguyên. Năm 1953 thực hiện chủ trương của cấp trên chia những xã lớn, thành những xã nhỏ. Theo đó, xã Vân Tụ cũng chia thành các xã nhỏ, xã Khánh Thành được tách ra từ đây. Lúc này, xã Khánh Thành bao gồm các làng như: Phú Ninh Quỳnh Khôi và Làng Vân Nam Thuộc xã Long Thành sáp nhập về Khánh Thành.

Năm 1969 theo đề nghị của hội đồng nhân dân huyện, Bộ Nội vụ đã có quyết định 201/QĐ-BNV, ngày 21/04/1969 điều chỉnh địa giới một số xã của huyện Yên Thành, xã Khánh Thành hợp nhất với xã Bảo Thành lấy tên là xã Văn Thành, xã Văn Thành, bao gồm cả xóm Bảo Nham, Danh Nham, Đồng Mỹ, Thịnh Đức, Yên Vĩnh thuộc xã Bảo Thành cũ và Phú Ninh, Quỳnh Khôi, Mỹ Khánh, Vân Nam thuộc xã Khánh Thành cũ. Đến tháng 02/1970 giải thể xã Văn Thành thành lập lại 2 xã Khánh Thành và Bảo Thành, xã Khánh Thành bao gồm các làng Phú Ninh, Qùynh Khôi, Vân Nam và Mỹ Khánh. Từ đây, xã Khánh Thành chính thức đi vào hoạt động và từng bước phát triển cho tới ngày nay.

2. Địa lý tự nhiên.

Vị trí địa lý: Xã Khánh Thành, huyện Yên Thành, cách trung tâm huyện khoảng 10km về phía Đông Nam, cách thành phố Vinh hơn 50km về phía Bắc. Phía Nam giáp xã Bảo thành, phía Đông giáp xã Bảo Thành xã Long Thành. Phía Bắc giáp xã Long Thành và Nam Thành, phái Tây giáp xã Liên Thành, Công Thành.

Địa hình: Khánh Thành là vùng chiêm trũng, nằm giữa Bảo Thành và Long Thành. Sự phức tạp của đại hình đã gây nhiều khó khăn, trở ngại cho bà con trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt. Nhưng theo thời gian, cùng với sự đấu tranh sinh tồn, Nhân dân xã Khánh Thành biết dựa vào tự nhiên, chịu khó khai khẩn đất hoang, xây dựng kênh mương, tạo nên những cánh đồng khá bằng phẳng, quanh năm xanh tốt lúa, khoai. Sự sắp đặt của thiên nhiên, quá trình cải tạo của con người đã góp phần tạo nên nét hài hòa kỳ diệu cho cảnh quan nơi đây.

Đất đai: Khánh thành là một xã thuần nông, lấy nông nghiệp làm nghề sản xuất chính trên nền đất là nguồn liệu sản xuất quan trọng với người dân. Tình đến năm 2010. Diện tích đất tự nhiên của xã khánh thành là 549,07 ha, trong đó đất dành cho sản xuất nông nghiệp là 425 ha, đất phi nông nghiệp là 122,04 ha, đất chưa sử dụng là 1,83 ha, đất vùng sâu trũng dễ bị ngập úng là 104 ha. Trong quá trình lao động sản xuất, bà con đã biết tận dùng nguồn tài nguyên đa dạng này để sản xuất cây lương thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đào giễng, làm gạch, làm nhà. Sự phân bổ không đều của các loại đất cùng với địa hình khá phức tạp đã khiến cho cuộc sống sinh hoạt, canh tác của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn. Nhưng với đức tính cần cù, chịu khó và sáng tạo. Nhân dân đã phát huy thuận lợi và khắc phục những khó khăn để cải tạo thiên nhiên. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sử dụng những giống cây trồng, vật nuôi phù hợp để phát triển kinh tế. Trải qua nhiều lần cải tạo và quy hoạch một số loại đất của chất lượng kém dần được chuyển đổi thành mục đích sử dụng. Diện tích đất có chất lượng tốt được mở rộng làm cho nền kinh tế của xã nhà ngày một phát triển.

Do đặc điểm về địa lý, địa hình nên nguồn nước tự nhiên của xã khánh thành khá phong phú. Với kinh nghiệm nhà nông nhân dân khánh thành đã đắp đập ngăn nước phú ninh quan trọng đã góp phần đảm bảo nhu cầu sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho nhân dân trong xã. Theo số liệu thống kê 5, 2, 0 10 khánh thành có 2 hồ đập với dung lượng trên 4500m tối, khánh thành có 4,86 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, 1,5 ha diện tích mặt nước chuyên dùng. Xã đã xây dựng một hệ thống 6,2km kênh tưới, 5,3km kênh tiêu. Hệ thống cách này đã được bê tông hóa 11 kilomet, đảm bảo cơ bản việc cấp nước tưới cho toàn bộ diện tích gieo trồng của xã và cung cấp 45 ha cho sả bạn bảo thành và liên thành.

Hệ thống giao thông: Trên địa bàn xã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh. Đến nay tất cả các tuyến đường liên xã, thôn đã được bê tông hóa theo tiêu chuẩn đường nông thôn mới, từ khi tuyến đường của xã được nâng cấp, mở rộng đào tạo cho Khánh Thành một diện mạo mới. Từ đây, các ngành nghề dịch vụ thương mại bước đầu phát triển và khẳng định được vai trò của nó trong nền kinh tế của xã.

Khí hậu, thời tiết: Khánh thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền bắc và miền trung. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23,6oc, tổng nhiệt lượng cả năm lên trên 8,500oc. Đặc trung của khí hậu Khánh Thành là biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm lớn, chế độ mưa trùng với mùa bão. Lượng mưa bình quân hàng năm gần 1600 mm lượng mưa phân bố không đều, chỉ tập trung vào 3 tháng 8, 9, 10 trong năm lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm vì chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa 2 miền Bắc và miền Trung nên thời tiết ở đấy chia thành 2 mùa rõ rệt.

Mùa nóng: Từ tháng 4 đến tháng 10 dương lịch có năm đến sớm hoặc muộn hơn, ở mùa này nhiệt độ trung bình từ 25 đến 35oc, cao nhất đến 40oc mùa này thường xuất hiện gió phơn Tây Nam gió lào xen kẽ gió Đông Nam gió nồm và giông bão lũ lụt. Giáo Lào thường thổi thành từng đợt từ 4 đến 6 ngày nhưng cũng có khi kéo dài tới 10 ngày. Làm không khí nóng bức, ngột ngạt, gió Đông nam thổi từ biển vào mang theo hơi nước mát mẻ. Mùa nóng thường xuất hiện những cơn đợt áp thấp giông, bão, mưa lũ. Thông thường mỗi năm có 7 đến 8 cơn bão tràn vào Nghệ An. Bão vào thất thường, kéo theo mưa lớn, có ngày mưa dồn dập từ 200 đến 300 mm. Lịch sử còn ghi lại những trận bão lụt năm 1842, Quý sửu 1853, Bính Tuất 1946 Mẫu Ngõ 1978 và năm Nhâm thìn 2012.

Mùa lạnh: Cũng như nhiều khu vực khác của miền trung ở Khánh Thành mùa lạnh thường đến muộn và kết thúc kéo dài sớm kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, đây là mùa chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Đông bắc, gây mưa phùn và giá lạnh. Nhiệt độ trung bình từ 16 đến 18 độ c. Có lúc rét đậm, rét hại, nhiệt độ giảm xuống dưới 10 độ c, làm ảnh hưởng tới việc sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương.

Nhìn chung điều kiện khí hậu. Đã đưa đến cho khánh thành những thuận lợi cơ bản trong sinh hoạt và sản xuất, đồng thời tạo cho mảnh đất này những khó khăn và thử thách. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Khánh Thành đã và đang tranh thủ mọi nguồn lực khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên để thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

BẢN ĐỒ XÃ KHÁNH THÀNH - HUYỆN YÊN THÀNH
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ VÂN TỤ
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn Đồng - Chủ Tịch Xã Vân Tụ

Trụ sở: Xã Vân Tụ - Huyện Yên Thành - Tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 097 4518889 - Email: ubndxavantu@gmail.com

http://quangcaotuantu.com/