1. Làng Phú Ninh.
Làng Phú Ninh ra đời vào khoảng thế
kỷ XVI, được hình thành từ làng Cồn Chùa thuộc vùng chiêm trũng của sông Vũ
Giang. Hiện nay là xóm Văn Tập, nhân dân trong vùng đã tiến hành khai khẩn đất
hoang, đắp đập giữ nước để sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nước,
trồng rau thả cá… xây dựng nhà ở, mọi người sống quây quần với nhau, thắm đượm
tình làng nghĩa xóm. Ở Khánh Thành nói chung và làng Phú Ninh nói riêng rất nổi
tiếng với sản phẩm từ nông nghiệp như gạo thơm, nếp dẻo. Chính vì thế, ngay từ
sớm cơm trắng, nếp dẻo ở làng phú ninh đã đi vào câu ca dao xứ nghệ.
“Muốn tắm mát lên
ngọn Sông Lường
Muốn ăn Nếp dẻo
về làng Phú Ninh”.
Ngoài nghề trồng lúa là nghề chính,
khi Rảnh rỗi, nông nhàn cư dân ở đây còn làm thêm nghề đánh bắt cá, tôm, cua,
vừa có thức ăn để phục vụ cho bữa ăn hàng ngày vừa là sản phẩm để trao đổi với
các làng khác. Theo tài liệu “Danh nhân văn hóa đình nguyên thám hoa Phan Thúc
Trực” ghi chép lại rằng là Phú Ninh trước đây còn gọi là làng Nành. Quê hương
của bà Nguyễn Thị huyền (bà Nguyễn Thị Huyền là vợ vua Lê Hiển Tông
((1740-1786) đã thân sinh ra công chúa Lê Ngọc Hân)). Làng Phú Ninh bao gồm 4
xóm, Phú An, Phú Khánh , Đông Phú và Phú Tập . Làng Phú Ninh có nhiều dòng họ
sinh sống, trong đó có dòng họ Phan, họ Nguyễn Văn, họ Nguyễn Đình, họ Phạm
Công, họ Nguyễn Đăng, họ Nguyễn đào, họ Phạm Xuân, họ Cao… là những dòng họ
chỉnh của Làng.
- Họ Phan Đình.
Ông tổ của dòng họ là Phan Hàm Hạnh,
sinh ra vào cuối đời Trần Dụ Tông (1341-1369). Tại làng Vân Tập, dưới chân núi
Lưỡng Kiên(lèn 2 vai) nay thuộc xã Diễn Bình, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Trong dòng họ có 4 nhân vật tiêu biểu như Phan Hàm Hạnh, Phan Hàm Hy, Phan Hàm
Cảnh và Phan Hà Mậu, vừa thông minh, học giỏi, vừa có tài thao lược, đồ đạt
cao. Từ đời thứ 1 đến đời thứ 6, dòng họ có tên gọi là Phan Hàm, từ đời thứ 7
đến đời thứ 10 gọi là Phan Sỹ, từ đời thứ 10 đến đây gọi là Phan Đình. Hiện
nay, nhà thờ của dòng họ đã được cấp bằng di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh.
- Họ Nguyễn (hay còn gọi là họ
Nguyễn Văn).
Theo gia phả ghi
lại, từ khi thủy tổ Nguyễn Khiếu và bà Đào Thị Đỉnh, sinh ra và phân chi, đến
nay có là 16 đời. Từ đời Lê Triều, niên hiệu Hồng Đức tính đến năm 1984 là 514
năm, qua các giai đoạn phát triển hiện nay có 3 chi lớn.
Chi 1. Ông Nguyễn Tràng, xóm Văn
Tập, Khánh Thành.
Chi 2. Ông Nguyễn Giản, xóm Đông
Phú, Khánh Thành.
Chi 3. Ông Nguyễn Quang, xã Thịnh
Thành.
Ông tổ của dòng
họ Nguyễn là ông Nguyễn Khiếu, sinh vào khoảng những năm đầu đời Lê Triều (Lê
Thánh Tông (1442-1459)), vợ là bà Đào Thị Đỉnh. Quá trình hình thành dòng họ
Nguyễn đã có nhiều người học rộng, thông thạo văn võ. Tiêu biểu có các ông:
Nguyễn Kỹ, Nguyễn Uyễn hai anh em cùng đậu tú tài đồng khoa, ông Nguyễn Thọ hai
lần đầu tú tài trong năm Bính Tý, ông Nguyễn Quỳnh (quan Ba trường) sinh năm
Giáp dần, theo đạo nho thông minh từ nhỏ, năm Chính Hoà thứ 14, mới 20 tuổi tại
khoa Quý dậu thi Hương đậu đầu 4 Quận, năm 26 tuổi năm Chính Hòa thứ 20, khoa
Kỷ Mão trúng Cử nhân, năm Bảo Thái thứ 2, khoa Tân Sửu thi hội trúng Tam
trường, năm Giáp Thìn thì đình đậu tiến sĩ. Ông Nguyễn Đỉnh đậu cử nhân. Ông
Nguyễn Trân đã giữ chức Tướng sĩ lang, ông Nguyễn Hữu Tư chỉ huy một đạo quân
dẹp giặc ở trấn Hoa Châu thời Phúc Thái. Ông Nguyễn Cung được chức Miện sai,
ông Nguyễn Tư coi việc binh lương ở Quảng Trị, ông Nguyễn Đang làm địa chánh
công tòa, được tăng chức cửu phẩm Văn giai.
- Họ Nguyễn Đình.
Ông tổ họ Nguyễn Đình là Nguyễn Tất
Thắng, đậu tú tài thời Cảnh Hưng, quê ở xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương, tỉnh
Nghệ An vào Yên Thành dạy học. Dòng họ Nguyễn Đình có một nhà thờ Đại tôn,
trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhà thờ là nơi cất giấu quân trang, quân
dụng.
- Họ Nguyễn Đào.
Theo cuốn “Từ điển nhân vật xứ Nghệ”
của giáo sư Ninh Viết Giao, từ đầu thế kỷ thứ XV, dòng họ Nguyễn Đào có nhân
vật Nguyễn Trung Lao. Sau này đổi tên là Đào Trung Lao ở xóm Phú An, xã Khánh
Thành. Con ông Nguyễn Thế Bưu, quê gốc Tiên Nông, xã Thanh Phong, huyện Thanh
Chương. Ông là người văn võ song toàn khi nhà minh cử tướng Mộc Thành và Trương
Phụ sang xâm lược nước ta, ông đã cùng với 2 anh là Nguyễn Thế Bồng và Nguyễn
Thế Bình theo vua Lê Lợi đánh giặc lập công và được vua phong làm tả đô đốc
thiêm sự Nam quân phủ Đô đốc kiêm tử tư xá nhân. Năm Hồng Đức, đời Lê Thánh
Tông, truy phong Đông quận công thượng đẳng phúc thần.
- Họ Phan Xuân.
Họ có 2 Tiến Sỹ, 3 Thạc sỹ, 49 cử
nhân và cán bộ cao cấp: ông Phan Trầm, Cục trưởng cục kiến thiết cơ bản Bộ Giao
thông vận tải.
- Họ Phạm Công.
Có hai chi (Đệ Nhất và Đệ Nhị), chi
đệ Nhất tộc trưởng là ông Phạm Công Văn, chi đệ nhị, tộc trưởng là ông Phạm
Công Nhị.
Từ khi thành lập làng, trải qua hai
cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ cứu nước cũng như trong thời kỳ đổi
mới, nhân dân Làng Phú Ninh học hành chăm chỉ, cần củ lao động sản xuất, có
nhiều đóng góp để xây dựng quê hương Khánh Thành ngày một giàu mạnh.
2. Làng
Quỳnh Khôi.
Tên làng Quỳnh Khôi có từ thời xa
xưa và phát triển cho tới ngày nay. Theo chính sách khai khẩn đất đai, cư dân
nơi đây đã chọn vùng đất bằng phẳng, hàng năm có lượng phù sa của sông vũ Giang
bồi đắp, nên việc canh tác sản xuất của nhân dân gặp nhiều thuận lợi. Đại đa số
cư dân trong làng sản xuất nông nghiệp và trồng lúa nước là chính, một bộ phận
gần chợ Vẹo thuận lợi cho việc trao đổi, giao lưu, phát triển ngành tiểu
thương, nên cuộc sống có phần khá giả hơn so với các làng khác.
Làng Quỳnh Khôi có cư dân tập trung
đông đúc hơn với nhiều dòng họ như:
- Họ Nguyễn Xuân. Theo gia phả của
dòng họ Nguyễn Xuân. Vào thế kỷ thứ 16, ông Tổ hộ Nguyễn Xuân rời quê Hải Dương
vào làng Quỳnh Khôi sinh cơ lập nghiệp và phát cho đến nay. Năm 2012 nhà tờ họ
đã được đón nhận di tích Lịch sử văn hóa cấp Tỉnh.
- Họ Lê.
- Họ Vũ.
- Họ Dương. Có quê gốc tại tỉnh Hải
Dương.
3. Làng Vân Nam.
Theo lời kể của các cụ cao niên.
Làng Vân Nam còn có tên gọi là Kẻ Nam, ra đời vào khoảng thời Hậu Lê – (Lê
Trung Hưng, 1533 – 1789). Lúc bấy giờ, cư dân của dòng họ Trần chủ trương về
vùng trại cày dựng ấp, khai phá đất đai để canh tác và sản xuất theo kiểu tự
cung tự cấp. Làng khai phá được 565 mẫu, nhưng dân trong làng chỉ canh tác 200
mẫu còn 365 mẫu cho cày cấy để thu tô và nạp thuế. Thành quả lao động phụ thuộc
vào thời tiết, nếu mưa thuận gió hòa thì được mùa, hạn hán và lũ lụt thì bọ mất
trắng. Ngoài nghề trồng lúa nước ngô và các loại rau, cư dân làng Vân Nam còn
có thêm nghề mộc, rèn, đột than, trồng dâu nuôi tằm dệt sồi, dệt vải.
Làng Vân Nam gồm có 2 xóm: Vân Đồng,
Vân Đình, Cho tới nay, làng có tất cả 23 chi, phái của các dòng họ, các dòng họ
đều có nhà thờ Tổ từ thế kỷ XIX. Làng có những dòng họ lớn như: họ Nguyễn Như,
họ Cao Đình, họ Đoàn, họ Trần Danh, Nguyễn Đăng, Nguyễn Hữu… Từ đời này qua đời
khác các dòng họ trên đã phát huy tinh thần đoàn kết, chung lưng, đấu cật khắc
phục, chế ngự thiên nhiên, giặc ngoại xâm, cùng nhau giữ gìn giữ, bảo tồn những
giá trị truyền thống, đóng góp một phần không nhỏ vào hai cuộc kháng chiến, giành
thắng lợi cuối cùng, cùng với nhân dân trong xã thực hiện thành công sự nghiệp
đổi mới, xây dựng xã khánh thành ngày một giàu đẹp hơn.
- Họ Nguyễn Như. Có 38 cử nhân và
một Tiến sỹ đời Lê (Nguyễn Hưng Công), hiện Họ được công nhân là di tích Lịch
sử văn hoá cấp Tỉnh.
- Họ Cao Đình. Có 27 cử nhân, 1 thạc
sỹ.
- Họ Đoàn. Có 1 cử nhân, 1 thạc sỹ.
- Họ Trần Danh có 2 cử nhân. Có cụ
Trần Tiến là đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương, bị thực dân bắt và xử bắn tại
đồn Tràng kè xã Mỹ Thành vào ngày 11/3/1931.
- Họ Nguyễn Đăng. Có 15 cử nhân.
4. Làng Mỹ Khánh.
Mỹ khánh. Là xóm giáo nhỏ trải dọc
bờ Nam của dòng sông Vũ Giang. Vào thời pháp thuộc, Mỹ Khánh đã có nhiều dòng
họ khác nhau với đến sinh sống, trong đó dòng họ Phạm Xuân có ông Lùm từ Hải
Dương vào làng Nam Thôn lập nghiệp sớm nhất. Sau này 2 người con trai của ông
định cư ở làng Phúc Duệ. Người con trai đầu tên là Phạm Xuân, sang xim tòng
giáo và ở rể kết duyên cùng cô gái người họ Thái. Từ đó, họ Thái và họ Phạm
Xuân sống sum vầy, hạnh phúc con cháu ngày càng đông đúc, khi cuộc sống vật
chất được đầy đủ, yên vui và đầm ấm thì đời sống tinh thần cũng được quan tâm.
Một thời gian sau khoảng năm 1882 để có nơi thờ phụng Thiên Chúa và tổ chức các
sinh hoạt tôn giáo. Nhưng người giáo hữu xây dựng một nguyện đường ba gian chắn
mền đất, lợp bằng tranh tre và kể từ đó xóm đạo nhỏ với 7 hộ gia đình có tên
gọi là xóm “Mỹ Khánh” (tức là Ngày lễ đẹp), là con đẻ của giáo xứ Hội Yên bây
giờ. Năm 1940 giáo họ Mỹ Khánh đã tăng lên 45 hồ. Làng Mỹ Khánh hiện có 2 xóm,
Tiên Khánh và Khánh Hòa .
Ngày 29/9/2009 giáo họ Mỹ
Khánh chính thức được Đức cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, Giám mục giáo phận
Vinh ký quyết định thành lập giáo xứ.
Như thế sau 127 năm thành lập 11 đời
linh mục quản xứ, khoảng 40 khóa ban hành giáo 1289 nhân danh, trong đó có 2
linh mục, 2 đại chủng sinh, 26 tu sĩ nam nữ. 85 hội viên gia đình thánh tâm, 65
em giới trẻ và 56 anh chị em trong dòng họ phan sinh giáo xứ Mỹ Khánh luôn được
mẹ dâng mình, quan thầy dìu dắt, che chở vượt qua bao thăng trầm của lịch sử,
trưởng thành và phát triển, người dân trong xóm, đạo có truyền thống đoàn kết,
không phân biệt lương giáo, cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, học hành
chăm chỉ, phát triển nhiều ngành nghề và các dịch vụ khác như: sản xuất bún,
mộc dân dụng, bán bánh kẹo… Hiện nay, đời sống của người dân xóm đạo phát triển
tốt, luôn chấp hành mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước cùng với nhân dân Khánh Thành, xây dựng quê hương ngày càng phát
triển.