I
. TÊN GỌI DI TÍCH
1. Tên gọi chính thức của di tích: Nhà thờ họ Nguyễn Như
Nhà thờ được
xây dựng để thờ tiên tổ và hậu duệ dòng họ.
Từ đời thứ 4 trở về sau, hậu duệ dòng họ quy ước lấy chữ “Như” làm tên đệm.
Vì vậy, di tích có tên gọi là nhà thờ họ Nguyễn Như.
II. ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐƯỜNG ĐI ĐẾN DI TÍCH
1.
Địa điểm di tích
Hiện nay, di
tích Nhà thờ họ Nguyễn Như thuộc làng Vân Nam, xã Khánh Thành, huyện Yên Thành,
tỉnh Nghệ An. Từ khi xây dựng đến nay, vị trí của di tích không thay đổi, nhưng
địa danh của di tích có sự thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử, Cụ thể:
- Thời Lê Trung Hưng (1533 – 1778),
di tích thuộc làng
Phú Văn, xã Tiên Thành, tổng Vân Tụ, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu,
trấn Nghệ An.
- Thời Tây Sơn (1778 – 1801),
di tích thuộc làng Phú Văn, xã Tiên Thành, tổng Vân Tụ, huyện Đông Thành, phủ
Diễn Châu, trấn Nghĩa An.
- Thời nhà Nguyễn (1802 – 1945),
huyện Đông Thành đổi thành huyện Yên Thành, di tích thuộc làng Phú Văn, xã Tiên
Thành, tổng Vân Tụ, huyện Yên Thành, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
- Cuối năm 1948 đến đầu năm 1949, xóa bỏ cấp tổng, phủ, di tích thuộc
làng Phú Văn, xã Tiên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
- Năm 1953 đến 1954, một phần của làng Phú Văn tách thành làng Vân Nam, xã
Tiên Thành đổi thành xã Khánh Thành, di tích thuộc làng Vân Nam, xã Khánh
Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
- Năm 1969, hợp nhất 2 xã Khánh Thành, Bảo Thành, thành xã Vân Thành, di
tích thuộc làng Vân Nam, xã Vân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
- Năm 1970, tách xã Vân Thành thành 2 xã: Khánh Thành và Bảo Thành, di
tích thuộc làng Vân Nam, xã Khánh Thành, huyện yên Thành, tỉnh Nghệ An.
- Từ năm 1976 – 1991, tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh nhập lại
thành tỉnh Nghệ Tĩnh, di tích thuộc xã Khánh Thành, huyện yên Thành, tỉnh Nghệ
Tĩnh.
- Năm 1991, tỉnh Nghệ Tĩnh tách thành 2 tỉnh Nghệ An
và Hà Tĩnh, di tích thuộc làng Vân Nam, xã Khánh Thành, huyện yên Thành, tỉnh
Nghệ An cho đến ngày nay.
2. Đường đi đến di tích:
Nhà thờ họ Nguyễn Như cách trung tâm thành phố Vinh tỉnh Nghệ An khoảng
58 km về phía Bắc, cách trung tâm huyện lỵ Yên Thành khoảng 10km về phía Đông
Nam.
Đến với di tích chúng ta chỉ có thể đi bằng đường bộ với các loại phương
tiện như: ôtô, xe máy......theo hướng dẫn sau:
Xuất phát từ thành phố Vinh, theo Quốc lộ 1A tuyến Vinh - Hà Nội, đến
ngã 4 Thị Trấn Diễn Châu tại km40, rẽ trái theo Quốc lộ 7A đi khoảng 16 km, đến
cầu Vẹo I (thuộc xã Bảo Thành) rồi rẽ
phải theo đường liên xã khoảng 1km là đến di tích.
- Nếu đi từ các tỉnh phía Bắc, du khách đi theo tuyến Hà Nội – Vinh, đến
ngã 4 Thị Trấn Diễn Châu, rẽ phải và đi theo hướng dẫn trên là đến di tích.
III. PHÂN LOẠI DI TÍCH
Nhà thờ được xây dựng để thờ thủy tổ Nguyễn Hưng Công, người có công lớn trong việc khai khẩn, chiêu dân
lập ấp và dạy học....Nơi đây, còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ có giá trị trong
việc nghiên cứu và tìm hiểu về lịch sử địa phương cũng như lịch sử dân tộc.
Căn cứ vào tiêu chí quy định tại khoản 9 Điều 1
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Di sản Văn hoá của Quốc hội; Điều 11
Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Di sản Văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Di sản Văn hoá; Thông tư 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích, lịch
sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, Nhà
thờ họ Nguyễn Như thuộc lọai hình: Di
tích lịch sử.
IV. SỰ KIỆN, NHÂN VẬT LỊCH SỬ,
ĐẶC ĐIỂM CỦA DI TÍCH.
A.
Nhân vật lịch sử
1. Nguyễn Hưng Công (Đời thứ 1)
Theo gia phả
họ Nguyễn Như xã Khánh Thành và Theo sách “Nghệ
An Ký” của Bùi Dương Lịch, sách “Các
vị Trang nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các triều đại phong kiến Việt Nam”
cho biết: Nguyễn Hưng Công là ông tổ dòng họ Nguyễn Như, ông tên húy là Triều,
con trai thứ 3 của ông Nguyễn Hưng Nhân, người làng Tiên Thành, huyện Đông
Thành xưa (nay thuộc xã Bắc Thành, huyện
Yên Thành, tỉnh Nghệ An). Ông sinh ngày 13 tháng 9 năm Đinh Dậu (1657). Sinh trưởng trong một gia đình
có truyền thống Nho học, có người mẹ hiền từ nhân hậu, một người cha đức độ,
hiền tài, Nguyễn Hưng Công thuở nhỏ đã tỏ ra thông minh đĩnh ngộ, chăm chỉ học
hành. Tương truyền, khi ông
sinh ra, trời đang
quang bỗng nổi lên một đám mây, tiếp theo một tiểng nổ vang trời. Từ điềm lạ
đó, về sau người đời gọi ông là quan nghè “Độc
lôi”. Sắc phong cũng gọi ngài là Tiến sỹ “Độc lôi”.
Thủa
thiếu thời, ông theo học thầy giáo chức họ Vũ ở xứ Đầu Cầu huyện
Thanh Chương. Văn bia tại mộ ông ghi lại: Khoa thi năm Tân Hợi (1671), 14 tuổi thi trúng Tam Trường. Khoa thi Giáp dần (1674), năm 17 tuổi thi trúng Tứ Trường.
Đến
lúc nghỉ hưu, ông đi khai khẩn chiêu dân lập ấp và dạy học. Ngài chiêu dân lập
ấp Thái Bộc xã Kim Thành xưa (nay là xã
Bắc Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) và một phần làng Phú Văn xưa (nay là xã Khánh Thành, huyện Yên Thành,
tỉnh Nghệ An).
Lúc
bấy giờ, ấp Thái Bộc có địa thế đẹp, đất rộng rãi nhưng còn hoang hóa, dân cư
thưa thớt. Nhận thấy vùng đất này có điều kiện phát triển lâu dài, ông đã quyết
định chọn làm nơi lập cư mới. Tại đây, Nguyễn Hưng Công đã cùng các cư dân đầu
tiên thuộc họ Đăng, họ Cao, họ Đoàn... tích cực lo việc khẩn hoang, đắp đập be
bờ “dẫn thủy nhập điền”, tổ chức sản
xuất, đồng thời đào giếng để lấy nước sinh hoạt, đắp đường để lấy đường đi lối
lại cho dân thôn. Nhờ sự thông minh, am hiểu và tài vận động, tổ chức của ông,
nên công cuộc khẩn hoang lập làng đã nhanh chóng đạt hiệu qủa. Diện tích canh
tác đất đai được mở rộng, sản lượng thu hoạch lúa, hoa màu ngày càng tăng, đời
sống vật chất, tinh thần của cư dân ngày một no đủ. Nhiều cư dân nghe tiếng về
vùng đất mới này đã tìm đến sinh sống, là cơ sở cho sự phát triển của xã Bắc
Thành và Khánh Thành, Yên Thành sau này.
Khi
đời sống, sản xuất nông nghiệp của người dân ở đây dần đi vào ổn định, ông lại
trăn trở tìm cách để nâng cao hơn nữa đời sống cho dân. Trải qua một qúa trình
khảo nghiệm và tìm hiểu một số địa phương khác, ông hướng dẫn nhân dân trồng
dâu, nuôi tằm, dệt vải. Buổi đầu công việc gặp không ít khó khăn, nhưng nhờ sự
nỗ lực truyền dạy, tổ chức, hướng dẫn của ông, một xóm chuyên nghề ươm tơ dệt
vải ra đời được ra đời. Sản phẩm vải đẹp được nhiều nơi biết đến. Nhờ vậy, đời
sống của nhân dân ngày càng khấm khá, làng xóm ngày trở nên trù phú, yên vui.
Cuéc sèng
®· đủ ấm no, «ng Nguyễn Hưng Công nghÜ r»ng cuéc sèng kh«ng nh÷ng cÇn c¬m ¨n ¸o mÆc mµ cßn cÇn phải biÕt ch÷, ph¶i häc míi cã tri thøc. Tõ nhËn thøc
®ã, nªn «ng ®· vËn ®éng con em häc tËp. Nhờ công lao của ông, nhiÒu ngưêi dân địa phương dần dần biÕt ch÷. Ông không chỉ là một thầy giáo giỏi mà ông còn viết chữ rất đẹp nổi
tiếng. Hiện nay, văn bia tại di tích Trần Đăng Dinh vẫn còn lưu bút tích của ông Nguyễn Hưng Công viết và soạn thảo.
Ông mất năm Đinh Tỵ
(1737), hưởng thọ 80 tuổi, an táng tại núi Bộc, xứ làng Nồi xã Bắc Thành,
huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Phần mộ ông ngày nay vẫn còn nguyên vẹn và được
con cháu chăm sóc chu đáo. Sau khi Nguyễn Hưng Công mất, tưởng nhớ tới công lao
to lớn của ông, nhân dân làng Kim Thành xưa (nay
là Bắc Thành) tôn ông là phúc thần và đưa vào đền Cả để thờ phụng - ngôi đền chính của làng và nhân dân làng Phú Văn xưa (nay là xã Khánh Thành) lập long ngai,
bài vị ông thờ ở đền Nhà Quan. Tên ông được gắn với tên cầu Quan Nghè (Nguyễn Hưng Công), cây cầu bắc qua con sông đào trong xanh, thơ
mộng
Trải qua các triều đại phong kiến ông đã được ban 02 sắc
phong thần và giao cho làng Vân Nam tòng tiền phụng sự. Xin trích một trong hai đạo sắc phong thần cho ông như sau:
敕乂安省安城縣僊城社富文村奉事龍川獨雷進士富祿侯號僊溪英靈之神稔著靈應肆今丕承耿命緬念神庥著封為翊保中興靈扶之神準其奉事庶幾神其相佑保我黎民欽哉
啟定貳年參月拾捌日
Phiên âm:
Sắc
Nghệ An tỉnh Yên Thành huyện Tiên Thành xã Phú Văn thôn phụng sự: Long Xuyên Độc
Lôi Tiến sỹ Phú Lộc hầu hiệu Tiên Khê Anh linh chi thần, nhẫm trứ linh ứng. Tứ
kim phi thừa cảnh mệnh miến niệm thần hưu, trứ phong vi Dực bảo Trung hưng Linh
phù chi thần. Chuẩn kỳ phụng sự. Thứ cơ thần kỳ tướng hựu, bảo ngã lê dân. Khâm
tai!
Khải
Định nhị niên tam nguyệt thập bát nhật.
Dịch nghĩa:
Sắc
cho thôn Phú Văn xã Tiên Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An thờ phụng vị thần
Long Xuyên Độc Lôi Tiến sỹ, tước Phú Lộc hầu, hiệu Tiên Khê Anh linh, linh ứng
rõ rệt. Nay trẫm kế thừa ngôi báu, trông lại sự che chở của thần, nên tặng
phong là Dực bảo Trung hưng Linh phù chi thần, chuẩn cho thờ phụng. Thần hãy
giúp đỡ, che chở cho dân đen của ta. Kính thay!
Ngày
18 tháng 3 năm Khải Định thứ 2 (1917)
2. Nguyễn Như Vợi (Đời 11).
Tiếp nối truyền thống hiếu học, yêu nước thương dân của
cha ông, hậu duệ của ông Nguyễn Hưng Công đã có nhiều đóng góp trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Một trong những người con ưu tú đó có ông Nguyễn
Như Vợi.
Nguyễn
Như Vợi còn có tên gọi khác là Nguyễn Quy. Ông sinh năm 1889, trong một gia
đình nông dân yêu nước, người làng Vân Nam, xã Khánh Thành, huyện Yên Thành. Cha
là Nguyễn Như Thịnh, mẹ là Trần Thị Tân.
Vân Nam là một làng quê nghèo, nhân dân sinh
sống chủ yếu bằng nghề nông nhưng có lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần yêu
nước nồng nàn, truyền thống cách mạng cao. Từ tuổi thiếu thời, ông được nghe
những câu chuyện về tấm gương của các sỹ phu, văn thân yêu nước như Phan Đình
Phùng, Phan Bội Châu, Đặng Thái Thân, Đặng Nguyên Cẩn..., lý tưởng cách mạng,
tên tuổi của những người yêu nước nổi tiếng đã ảnh hưởng đến người thanh niên
này. Noi gương những tấm gương anh dũng đi trước, ông đã không quản ngại gian
khổ, hy sinh, hăng hái cùng một số đồng chí như Phạm Công Kham, Nguyễn Công,
Trần Tiến.... tham gia tích cực các phong trào cách mạng 1930-1931.
Tiêu
biểu nhất là cuộc đấu tranh ngày 7 tháng 2 năm 1931 của nhân dân tổng Vân Tụ. Trong
đó, có ông Nguyễn Như Vợi. Nhận rõ âm mưu thâm độc của kẻ địch, huyện ủy Yên
Thành tổ chức cuộc họp ở làng Ngọc Luật, đề ra quyết tâm phá tan cuộc phát “thẻ quy thuận”, không cho Tổng đốc An –
Tĩnh hiểu dụ, không cho “rước cờ vàng”
và phát “thẻ quy thuận”. Khi bàn đến
biện pháp đấu tranh, ông và một số đồng chí đề nghị huy động tự vệ và quần
chúng đem theo dao kiếm, gậy gộc, quang gánh đến chợ Kè phá rối buổi lễ. Các đồng
chí cán bộ Tỉnh ủy Nghệ An là Tôn Gia Chung, Tôn Thị Quế, Nguyễn Trình đã kịp
thời chỉ đạo hội nghị và bàn biện pháp bố trí lực lượng và chuẩn bị đấu tranh.
Sáng
ngày 7 tháng 2 năm 1931, đúng phiên chợ Kè, quần chúng quang ghánh lên vai kéo
về sân chợ. Tri huyện Phan Minh Bật cùng tổng lý, chức sắc các làng có mặt từ
sáng sớm. Tổng đốc Nguyễn Khoa Kỳ, Công sứ Pháp và Giám binh Powty đi ô tô từ
Vinh về dự. Bọn chúng dự định sẽ bố trí cho một tên tay sai làm “lễ quy thuận” đầu hàng giặc và xin “vái cờ vàng”.
Khi
buổi lễ bắt đầu, lá cờ vàng vừa kéo lên, Nguyễn Khoa Kỳ chuẩn bị hiểu dụ thì
bỗng thấy truyền đơn rải khắp nơi, ô tô của các tên công sứ, tổng đốc, giám
binh cũng bị nhét đầy truyền đơn. Quần chúng được bố trí trước, đã luồn một nắm
truyền đơn vào tay áo tên Nguyễn Loan, một tên tay sai chỉ điểm. Khi thấy
truyền đơn cách mạng truyền tung khắp nơi, bọn lính thấy một số truyền đơn từ
trong tay áo Nguyễn Loan rơi ra, ngay lập tức chúng bắt tên này lên ô tô, đến
cầu Khe Ngọng, chúng bắn chết tên Loan rồi rút về Vinh.
Buổi
“lễ quy thuận” do địch tổ chức bị
thất bại hoàn toàn. Quần chúng ra về phấn khởi, càng tin tưởng thêm sự chỉ đạo
của các đồng chí cán bộ, đảng viên và Huyện ủy Yên Thành, thắng lợi này có sự
đóng góp không nhỏ của một số cá nhân nòng cốt của phong trào như: Trần Tiến,
Nguyễn Như Vợi (Nguyễn Quy), Phan
Thái, Nguyễn Công....
Cuộc đấu tranh tại Tràng Kè thắng lợi không những động
viên, cổ vũ quần chúng trong huyện mà còn có tiếng vang lớn khắp cả tỉnh. Báo “Người Lao Khổ” của Xứ ủy Trung kỳ, báo “Tiếng Dân” của Huỳnh Thúc Kháng và một
số báo chí khác cũng viết bài về cuộc đấu tranh này.
Thất bại trong việc phát thẻ quy thuận, rước cờ vàng ở
chợ Kè, kẻ địch càng tăng cường khủng bố phong trào cách mạng tại địa phương.
Đồn binh chợ Kè được củng cố, bọn địch ngày đêm lùng sục, bắt bớ, tra tấn dã
man các chiến sỹ cách mạng. Ngày 2 tháng 4 năm 1931, Nguyễn Như Vợi (Nguyễn Quy) bị địch bắn ở truông Tràng
Kè. Tên ông được khắc trên nhà bia của
Đài tượng niệm 72 liệt sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh tại xã Mỹ Thành, huyện Yên Thành,
tỉnh Nghệ An.
Nguyễn
Như Vợi hy sinh năm 1931, lúc 42 tuổi, phần mộ của ông ở nghĩa trang Liệt sỹ
huyện Yên Thành, được nhân dân và con cháu
chăm sóc chu đáo. Sau khi ông hy sinh, tưởng nhớ tới công lao của ông, Đảng và
Nhà nước ta đã tặng bằng: Tổ Quốc ghi công, do Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn
Đồng đã ký.
Hiện
nay, nối tiếp truyền thống vẻ vang của cha ông, trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp, Mỹ, nhiều người con của dòng họ đã hăng hái tham gia hoạt động cách
mạng và có nhiều cống hiến cho quê hương, đất nước trên các lĩnh vực chính trị,
xã hội, giáo dục, kinh tế...
B. Sự kiện lịch sử
+ Thời kỳ 1930-1931
Từ khi có ánh sáng Chủ nghĩa Mác - Lênin qua “Đường Cách Mệnh” của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, phong trào cách mạng
trong tỉnh lên cao. Ngay sau khi ra đời, Đảng
Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cao trào cách mạng 1930-1931, Nghệ - Tĩnh trở
thành đỉnh cao với sự xuất hiện của chính quyền Xô Viết ở nhiều thôn xã. Phong
trào đã lan rộng đến người dân địa phương trong đó có những người con của dòng
họ Nguyễn Như, xã Khánh Thành. Trong thời gian này, có đồng chí Nguyễn Như Vợi
và một số chiến sỹ cộng sản như Trần Tiến, Nguyễn Công... đã ẩn nấp và hoạt
động tại nhà thờ họ Nguyễn Như.
+ Thời
kỳ 1945 - 1950
Đầu tháng 11 năm 1945, nhân dân xã Khánh Thành hăng hái hưởng ứng đóng góp
xây dựng phong trào “Bình dân học vụ”. Khắp
các đường làng, ngõ xóm đều có khẩu hiệu: “Tiền
tuyến diệt xâm lăng, hậu phương diệt giặc dốt”. Ngày sản xuất, đêm học văn
hóa, người biết chữ dạy người chưa biết chữ. Phong trào học chữ Quốc ngữ, xóa
nạn mù chữ diễn ra sôi nổi, hào hứng. Các lớp được tổ chức trong các nhà dân và
tại nhà thờ họ Nguyễn Như.
+ Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước:
- Nhà thờ họ Nguyễn Như là nơi được chọn
làm trạm dừng chân của bộ đội hành quân từ Bắc vào Nam, là nơi chăm sóc sức
khỏe, chữa lành vết thương cho các chiến sỹ.
- Năm 1967, hợp tác xã Vân Nam chọn di tích
làm trụ sở để làm việc.
- Năm 1971 – 1972, tại nhà họ Nguyễn Như diễn ra nhiều cuộc họp quan
trọng của chi bộ Đảng Vân Nam, nhằm chỉ đạo nhân dân thực hiện bằng được khẩu
hiệu: “...Dù cho tình hình diễn biến phức
tạp đến đâu, Yên Thành quyết tâm đẩy mạnh thâm canh, chi viện cao nhất sức người,
sức của cho miền Nam chiến thắng”.
Cũng tại di tích này, nhiều lần tổ chức mít
tinh, biểu diễn văn nghệ và biết bao lần liên hoan lưu luyến tiễn đưa lớp lớp
thanh niên nam nữ của dòng họ lên đường tòng quân ra phục vụ tiền tuyến.
V. SINH HOẠT VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG LIÊN
QUAN ĐẾN DI TÍCH.
Từ
xưa đến nay, nhà thờ họ Nguyễn Như là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, nơi cố
kết tình cảm của những người con trong dòng họ. Tại đây, hàng năm diễn ra nhiều
kỳ lễ trọng, như lễ Tế tổ, lễ rằm tháng giêng. Các kỳ lễ có hình thức tổ chức
giống nhau chỉ khác ở quy mô và thời gian tổ chức. Hiện nay, các kỳ lễ đó vẫn
được duy trì và phát huy tốt.
1. Phần lễ:
a. Lễ tế tổ vào ngày 18 tháng 11 âm lịch.
Đây
là kỳ lễ lớn, thu hút đông đảo con cháu, dâu rể khắp nơi xa gần về dự. Ai cũng
mong được thắp nén hương thơm để tri ân tổ tiên, đồng thời cầu mong tổ tiên phù
hộ cho cuộc sống của mình.
Phần
lễ được tiến hành trong 2 ngày 17 và 18 gồm các phần: làm tổng vệ sinh ở khu
vực nội, ngoại thất nhà thờ, khu lăng mộ. Lễ Yết cáo: báo cáo với Thần tổ về
thời gian, nội dung, thành phần lễ tế và mời các vị về dự. Lễ Đại tế: hiến dâng
vật phẩm, tấu nhạc, đọc văn…tưởng nhớ công ơn của các vị tiên tổ, cầu xin tổ
phù hộ cho con cháu. Lễ tạ: cảm ơn trời đất, tổ tiên và các vị thần linh đã về
dự lễ và ban phúc. Nội dung các phần lễ chính như sau:
+
Lễ Khai quang: được tiến hành vào sáng 17 tháng 11 âm lịch
Lễ
vật gồm: hoa quả, hương đăng, trầu rượu
Địa
điểm: tiến hành tại nhà thờ, khu lăng mộ của vị đức tổ
Thành phần: Tộc trưởng, trưởng các chi cùng một số vị cao
niên trong dòng họ
Nội
dung: Báo cáo thần linh, tổ tiên cho phép con cháu làm tổng vệ sinh ở khu vực
nhà thờ và khu lăng mộ.
+ Lễ Yết cáo diễn ra vào chiều tối 17 tháng 11
âm lịch
Lễ vật chính là xôi, thịt, hoa, quả, hương đăng, trầu
rượu, tiền, kim ngân, minh y
Địa
điểm: tiến hành tại nhà thờ
Thành
phần: tộc trưởng, trưởng các chi cùng các vị trong Hội đồng gia tộc và con
cháu. Ban
hành lễ gồm:
-
1
chủ tế
-
2
bồi tế
-
2
chấp sự
-
1
xướng lễ
-
1
ban nhạc lễ gồm trống đại, trống tiểu, chiêng, xập xèng
Trang
phục: chủ tế mặc áo dài đỏ, bồi tế mặc áo dài xanh, chấp sự và xướng lễ mặc áo
dài đen.
Trình tự
tiến hành: Đặt các lễ vật lên các ban thờ, thắp hương, gióng chiêng, trống với
ý nghĩa là mời tổ tiên về tham gia buổi lễ. Tộc trưởng và trưởng các chi đứng,
quỳ trước bàn thờ gia tiên thỉnh, mời các vị về ban thờ để con cháu tiến hành
làm lễ hiến tước, hiến tửu…, dâng đọc sớ, báo cáo với tổ tiên, trời đất, thần
linh về thời gian, nội dung, thành phần lễ tế và mời các vị về tham dự. Sau đó
hoá sớ, tiền, vàng mã ngụ ý để các vị làm lộ phí đi đường về dự lễ đại tế vào
ngày hôm sau. Trong đêm yết cáo, những gia đình có con mới sinh, mang lễ vào
nhà thờ để được tổ tiên chứng nhận, đây gọi là lễ nhập tộc. Ngoài ra, con cháu
còn có thể cầu yên, cầu tài, được nghe các cụ cao tuổi kể về lịch sử của dòng
họ.
+ Lễ đại tế: diễn ra vào trưa ngày 18 tháng 11
âm lịch
Lễ vật gồm
hương đăng, phù tửu, kim ngân, minh y, trầu rượu, gạo, muối, xôi thịt, hoa quả,
bánh trái.
Địa điểm:
tiến hành tại nhà thờ
Trước khi
tiến hành nội dung tế lễ, Chủ tịch Hội đồng gia tộc sẽ đọc tóm tắt thân thế và
sự nghiệp của Thuỷ tổ để hậu duệ “ôn cố
nhi tri tân”, sau đó mới tiến hành phần nội dung tế lễ.
Trình tự
tiến hành: Chủ tế bày biện vật phẩm lên các bàn thờ, thắp hương, gióng trống,
nhạc báo hiệu để chuẩn bị nghi thức bước vào đại tế. Chủ tế và bồi tế đứng, quỳ
trước ban thờ thỉnh các vị tiên tổ, thần linh về ban thờ để tiến hành làm lễ
hiến tước, hiến tửu…dâng đọc sớ ca ngợi công đức của tổ tiên, thỉnh mời tổ tiên
về hâm hưởng lễ vật của con cháu và cầu xin tiên tổ tiếp tục ban phúc, lộc cho
con cháu. Lễ tế diễn ra trong 1 tuần trà, 3 tuần rượu với khoảng thời gian 1
giờ đồng hồ. Kết thúc buổi lễ, con cháu đem vàng mã xuống hoá tại nhà hoá vàng
của nhà thờ, Sau đó hạ lễ vật như rượu, xôi thịt, hoa quả, chia ra thành từng
cỗ nhỏ để con cháu thụ lộc ngay tại nhà thờ.
+ Lễ tạ:
tiến hành vào chiều ngày 18 tháng 11 âm lịch
Lễ vật gồm:
hoa quả, hương đăng, trầu rượu
Địa điểm:
tiến hành tại nhà thờ và khu lăng mộ
Thành phần:
tộc trưởng, trưởng các chi và các vị cao niên trong Hội đồng gia tộc. Nội dung:
cảm ơn, đưa tiễn tổ tiên, thần linh trở về với cõi âm và xin gặp lại vào năm
sau.
b. Lễ Thượng Nguyên (15 tháng 1 âm lịch).
+ Cách thức
tổ chức giống lễ tế tổ nhưng quy mô tổ chức nhỏ hơn.
2. Phần hội:
Xưa kia, tại nhà thờ họ Nguyễn Như tổ chức nhiều
trò chơi dân gian vào dịp giỗ tổ,
các trò chơi dân gian như: Chơi đánh đu, đấu vật, chơi cù, đánh cờ tướng, đánh
cờ người, đá cầu, múa sư tử, múa lân. Làng Vân Nam xưa phổ biến việc hát phường
vải, diễn chèo, tuồng, đặc biệt các vở Trưng Trắc, Trưng Nhị, Trương Viên. Xin
trích dẫn một số trò chơi tiêu biểu sau:
a. Với trò chơi đấu vật:
Điều hành, chủ cuộc thi là chức sắc, bô lão và các đô vật già được làng
giao nhiệm vụ trọng tài. Người dự thi đăng ký tên theo thứ tự, phổ biến thể lệ,
các đô vật bốc thăm chia thành từng cặp. Các đô vật mình đóng khố, đầu chít
khăn.
Các đô vật cùng hội ngồi với nhau để
quan sát các đấu thủ trên đấu trường. Giữa đấu trường, hai đô vật vươn mình như
hai con hổ, vừa ra oai, vừa lựa miếng để vào keo. Trống dục liên hồi, người xem
hồi hộp theo dõi trận đấu đến khi một đô vật bị quật ngã lấm lưng trắng bụng,
lúc đó trận đấu kết thúc, hàng trăm người như một reo hò vui sướng.
Một đô vật thắng 3 đấu thủ được vào bán kết sẽ tạm ra ngoài để đô vật
khác nhảy ra đấu trường lên tiếng thách thức. Sang vòng hai, những đô
vật đã thắng 3 đô vật lại đấu với nhau cho đến khi chỉ còn một người toàn thắng
sẽ được nhận giải. Giải thưởng chỉ có cái khố đỏ và quan tiền đồng (tương đương 50kg thóc), nhưng ai được
giải cũng lấy làm vinh hạnh thơm lây cho cả hội.
Thi vật không chỉ đơn thuần là sự phô diễn sức mạnh, tài năng mà còn là các
cuộc sát hạch tuyển chọn người tài để sung vào quân đội làm võ tướng hoặc chiến
binh đánh giặc. Giáp, làng nào có nhiều đô vật, tham gia nhiều cuộc thi là sự
vinh hạnh tự hào của cả làng.
b. Chơi đánh đu
Ngoài thi đấu vật, làng còn tổ chức chơi đánh đu. Chơi đu tay, có hai
người, một nam, một nữ. Có những cặp tinh thần vững, thường nhún cho đu vút lên
cao đến tột độ, người và xà tạo thành một mặt phẳng. Ngày xưa, làng thường treo
giải cho những cặp nam nữ nào đu đẹp nhất. Cái đẹp ở chỗ quần áo mặc ngày hội
có màu trắng, nâu, xanh, đỏ (giải yếm)
bay giữa không gian trên nền trời trông rất đẹp mắt.
c. Chơi đánh cờ tướng
Chơi đánh cờ, bàn cờ vuông, con cờ tròn. Quân cờ chia làm hai bên đen đỏ,
mỗi bên có 16 con, mỗi con đi một phép, ví như tướng chỉ đi quanh trong cung, sĩ đi hoa chanh,
tượng đi chữ điền, xe pháo đi ngang dọc tùy ý, nhưng pháo phải cách một con mới
được đánh. Mã đi chữ nhật, tốt đấm nước một, sang hà mới được đi ngang. Đánh cờ
là thú vui mà càng nghĩ càng cao vô
cùng.
c. Diễn chèo, tuồng
Ngoài các trò chơi đó, xưa tại di tích còn diễn chèo, tuồng, thu hút đông
đảo bà con tham dự.
- Hát tuồng là tiết mục được nhiều người yêu thích với đủ các vai diễn. Nổi
tiếng có phường tuồng Phú Ninh, Quỳnh Khôi, Vân Nam. Các vở tuồng: Đại Thánh,
Sơn Hậu, Triệu Tự Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị, vợ ba Đề Thám...được thể hiện
khá công phu, thu hút nhiều người đến xem.
- Hát đối, hát ví cũng là những tiết mục văn nghệ phổ biến trong các ngày
lễ hội của di tích. Vào những đêm trăng sáng, từng tốp nam, nữ thanh niên thi
nhau hát đối, nhiều câu hát hay, thể hiện tài ứng khẩu, khả năng thơ ca của
người hát. Nội dung hát đối thể hiện tình yêu nam nữ, tình yêu thiên nhiên,
cuộc sống và phản ánh tinh thần lao động sản xuất.
Nay, phần lễ tại di tích đã được con cháu từng bước khôi phục lại, góp phần
thu hút đông đảo du khách gần xa về thưởng ngoạn.
VI. KHẢO TẢ DI TÍCH
A. Vị trí địa lý cảnh quan
Nhà thờ Nguyễn Như có diện tích 450m2, quay mặt về hướng Nam, được xây dựng
trên một khu đất bằng phẳng, cao thoáng. Từ nhà thờ, phóng tầm mắt xa xa về
phía Nam thấy ngọn núi Tù Và như bức bình phong che chắn cho di tích, phía Tây Nam
có dòng Vũ Giang chảy quanh co, uốn khúc, đưa ngọn gió mát lành về với đồng
quê. Phía Đông có lèn Hai Vai hùng vĩ.
Từ ngàn xưa, Khánh Thành là một vùng đất có nhiều nhà túc nho, khoa bảng.
Cùng với các di tích trên địa bàn như: đình Đông, nhà thờ họ Phan Đình, đền Nhà
Quan, nhà thờ họ Nguyễn Xuân đại tôn....Nhà thờ họ Nguyễn Như trở thành điểm
sinh hoạt văn hoá tâm linh hấp dẫn, có giá trị giáo dục về mặt truyền thống yêu
nước và cách mạng, góp phần vào việc bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống
và phát triển du lịch của địa hương hiện tại và tương lai.
B. Khảo tả kiến trúc.
Nhà thờ họ Nguyễn Như được xây dựng vào năm Canh Thân (1740), ban đầu bằng tre nứa. Năm 1925, con cháu xây dựng lại nhà
thờ 3 tòa bằng gỗ lim. Năm 1997, do biến thiên của lịch sử nên Thượng đường, Hạ
đường bị hư hỏng nặng. Năm 1998, con cháu phục dựng lại nhà Thượng đường và Hạ
đường. Trước đây, di tích tọa lạc trên một khuôn viên có diện tích gần 800m2, nhưng
do tác động của thời gian, biến cố lịch sử, nay diện tích của nhà thờ chỉ còn 450m2. Nhà thờ họ Nguyễn Như bố cục kiểu chữ Tam ( ),
gồm các công trình: Sân, vườn, Hạ đường, Trung đường, Thượng đường. Thứ tự từ
ngoài vào như sau:
1. Sân, vườn.
- Sân trước nhà thờ hình thang, có diện tích 30m2 (4,2m + 3,4m) x 7,95m), nền láng xi măng. Hai bên xây tường bao
bằng vôi vữa, gạch, có chiều cao 1,03m, dày 0,15m.
- Vườn nhà thờ trồng những cây như: đại, đề, sung, trúc, vừa tạo bóng mát,
cảnh quan cho di tích, vừa tạo nên cảm giác linh thiêng, kì bí nơi chốn thâm
nghiêm, tĩnh mịch.
2. Hạ đường
* Kết cấu kiến trúc:
Hạ đường được phục dựng lại năm 1998, có
diện tích 44,69 m2 (7,91m x
5,65m) gồm 3 gian, hai đầu hồi xây tường dày 0,2m, phía trước xây tường và
trổ 03 cửa ra vào kiểu thượng song hạ bản, cửa có kích thước bằng nhau (cao 1,9m, rộng 1,08m), mỗi cửa có 02
cánh (mỗi cánh rộng 0,54m, cao 1,9m, dày
0,05m). Độ cao từ đỉnh xuống nền nhà là 4,27m, nền lát gạch đất nung (0,3m x 0,3m)
+ Hệ mái: kết cấu gồm 2 mái trước, sau. Mái
lợp ngói âm dương. Độ dài theo chiều dốc của mái là:
- Mái trước: 3,35m
- Mái sau: 3,35m
Số lượng và số đo 3 chiều rui, hoành như sau:
- Rui mái trước, sau: 44 thanh, kích thước: dài 3,35m
x rộng 0,07m x dày 0,015m
- Hoành 14 thanh, kích thước: dài 7,85m x rộng 0,07m
x dày 0,08 m
- Thượng lương: dài 7,85m x rộng 0,05m x dày 0,15m
+ Nâng đỡ mái nhà là hệ thống khung nhà bằng gỗ lim với 2 bộ vì được làm
theo kiểu “giao nguyên kẻ suốt”, đỉnh của bộ vì là giao điểm của
hai thanh kẻ suốt có tác dụng đỡ lấy thượng lương bằng hình thức ăn mộng. Hai
thanh kẻ suốt ăn mộng vào cột cái, cột quân và đỡ lấy hoành. Hai cột cái được
nối với nhau bởi câu đầu. Song song với câu đầu là quá giang ăn mộng vào cột
cái, cột quân, tạo nên sự liên kết vững chắc của bộ vì. Các cột trong Hạ đường
đều được đặt trên những hòn đá tảng hình vuông (kích thước: 0,25m x 0,25m,
cao 0,07m). Tổng cộng, nhà có 8 cột.
Kích thước các cột như sau: cao 3m, đường kính 0,17.
Số đo kết cấu ngang: 1,2m - 2,85m –
1,6m
Số đo kết cấu dọc: 0,58m – 2,2m – 2,25m
– 2,3m – 0,58m.
* Trang trí kiến trúc
Trên hệ mái: bờ nóc trang trí đề tài“Cá
chép hóa rồng”, “lưỡng long chầu
nguyệt” chất liệu bằng xi măng, vôi vữa, các đường nét tạo hình thanh
thoát, sắc nét, uyển chuyển, làm cho các linh vật sống động có hồn. Tại các cấu
kiện gỗ bào trơn, soi chỉ, làm hài hòa kiến trúc của nhà Hạ điện.
Tại mặt trước của nhà Hạ đường nhấn đôi câu đối, nội dung:
Câu thứ nhất: 神祖文科堂廟英靈萬代
子孫奉敬家嚴瞻仰千秋
Phiên âm:
Thần tổ văn khoa, đường miếu anh linh vạn đại
Tử tôn phụng kính, gia nghiêm chiêm ngưỡng thiên thu
Dịch nghĩa:
Thần tổ là bậc văn khoa, miếu thờ anh linh muôn thuở
Cháu con kính phụng, nghiêm trang chiêm ngưỡng ngàn năm
Câu thứ hai: 阮族貴尊百世長存名繼盛
祠堂靈拜億年恆在福攸同
Phiên âm:
Nguyễn tộc quý tôn, bách thế trường tồn danh kế thịnh
Từ đường linh bái, ức niên hằng tại phúc du đồng.
Dịch nghĩa:
Họ Nguyễn quý tôn, trăm đời mãi còn, thanh danh nối tiếp
Nhà thờ linh thiêng, ngàn năm phúc đức tròn đầy.
Trên xà ngang nhà Hạ đường có treo bức hoành phi, nội dung:
奉祖堂
Phiên âm: Phụng tổ đường
Dịch nghĩa: Nhà thờ tổ
Tại các cột cái
nhà Hạ đường treo đôi câu đối, nội dung:
Câu thứ nhất: 進士文科留國史
首朝憲察朗家風
Phiên âm:
Tiến sỹ văn khoa lưu quốc sử
Thủ triều hiến sát lãng gia phong
Dịch nghĩa: Tiến sỹ văn khoa
lưu trong sử nước
Quan Hiến sát đầu triều làm rạng gia phong
Câu thứ hai: 奉事祖先嚴萬世
專誠香火謹千秋
Phiên âm: Phụng sự tổ tiên
nghiêm vạn thế
Chuyên
thành hương hỏa cẩn thiên thu
Dịch nghĩa: Thờ phụng tổ tiên nghiêm kính muôn đời
Chuyên
tâm việc hương hỏa tới ngàn năm sau
* Bài trí nội thất:
- Hạ đường là nơi con
cháu hành lễ nên không bài trí thờ. Hai bên phải, trái của nhà Hạ đường bài trí
ngựa hồng, ngựa bạch.
3.Trung đường
a). Kết cấu
kiến trúc.
Nhà Trung đường có kiến trúc thời Nguyễn, khung nhà bằng gỗ lim, xây dựng
năm 1925, có diện tích 33,48m2 (7,05m x 4,75m), gồm ba gian hai
hồi, hai phía xây tường dày 0,2m bằng gạch, vôi vữa, phía sau để thông với nhà
Thượng đường. Trung đường trổ 03 của được làm theo kiểu ván dật, cửa giữa cao
1,55m, rộng 0,9m (mỗi cánh cao 1,55m,
rộng 0,45m, dày 0,03m), hai cửa hai bên có kích thước bằng nhau (cao1,55m, rộng 1,53m), mỗi cánh dài (1,15m, rộng 0,38m, dày 0,03m). Độ cao từ đỉnh xuống nền nhà là 3,95m. Nền nhà được lát gạch đất nung (kích thước 0,3m x 0,3m).
+ Hệ mái: kết cấu gồm 2 mái trước, sau. Mái
lợp ngói âm dương. Độ dài theo chiều dốc của mái là:
- Mái trước: 3,1m
- Mái sau: 3,1m
Số lượng và số đo 3 chiều rui, hoành như sau:
- Rui mái trước, sau: 35 thanh, kích thước: dài 3,1m x rộng 0,08m x
dày 0,015m
- Hoành 12 thanh, kích thước: dài 6,95m x rộng 0,08m
x dày 0,07m.
- Thượng lương: dài 6,95m x rộng 0,15m x dày 0,05m.
+ Nâng đỡ mái nhà là hệ thống khung nhà bằng gỗ lim với 4 bộ vì được làm
theo kiểu “giá chiêng kẻ chuyền”. Đỉnh của bộ vì là chiếc đấu hình chữ nhật nâng đỡ thượng
lương rồi tỳ lực lên giá chiêng, giá chiêng tỳ lực lên câu đầu qua hai đấu hình
tròn. Kẻ ăn mộng vào cột cái rồi chạy ra hai bên đỡ lấy hoành. Các
cột trong Trung đường đều được đặt trên những viên đá tảng hình vuông (kích thước 0,3m x 0,3m, cao 0,05m). Tổng cộng, nhà có 16 cột, trong đó có 8 cột
cái (trốn 6 cột), 8 cột quân. Kích
thước các cột như sau:
- Cột cái: cao 3,07m, đường kính 0,2m
- Cột quân: cao 2,5m, đường kính 0,19m
- Cột trốn: cao 0,63m, đường kính 0,17m
- Cột hiên: cao 2m, đường kính 0,45m (bằng
bê tông)
- Số đo kết cấu dọc: 0,4m – 2,m – 2,25m – 2m – 0,4m
- Số đo kết cấu ngang: 1,08m – 0,7m – 1,12m – 0,7m – 0,95m – 0,2m
b). Trang trí kiến trúc
Nhà Trung đường được chạm khắc rất
công phu, các đường chạm sắc nét trên các cấu kiện như kẻ, xà, cổ nghé, đấu...với
các đề tài truyền thống “tứ linh, tứ quý”,
hình tượng hoa lá, vân mây cách điệu. Các nghệ nhân đã kết hợp giữa chạm boong
kênh với kỹ thuật soi chỉ, sống khế, với những đường nét sắc sảo, các nghệ nhân
đã thổi hồn vào tác phẩm, làm tăng thêm giá trị kiến trúc nghệ thuật của khung
nhà. Trên bờ nóc, bờ giải trang trí các đề tài “lưỡng
long chầu nhật”, “cá chép hóa rồng” đường nÐt
s¾c s¶o sèng ®éng, tr«ng xa như một bøc tranh nghÖ thuËt.
- Trên xà ngang gian giữa treo 01 bức đại tự cổ
bằng gỗ, nội dung:
元邑彌豐
保大壬午季秋
Phiên âm: Nguyên ấp di phong
Bảo Đại Nhâm Ngọ quý thu
Dịch nghĩa:
Ấp đầu tiền càng được thịnh vượng
Cuối mùa thu năm Nhâm Ngọ (1942) triều vua Bảo Đại (thứ 18)
- Tại các cột trụ của bức tường bên phải có viết
câu đối, nội dung:
袍笏家風來也遠
硃章國寵永留香
Phiên âm:
Bào hốt gia phong lai dã viễn
Chu chương quốc sủng vĩnh lưu hương
Dịch nghĩa:
Gia phong thế phiệt truyền lâu dài
- Tại các trụ của bức tường bên trái có viết câu
đối, nội dung:
雲嶺脈培根本壯
南江流水發枝長
Phiên âm:
Vân lĩnh mạch bồi căn bản tráng
Nam Giang lưu thủy phát chi trường
Dịch nghĩa: Mạch bồi đắp từ
núi Vân, nên gốc rễ được vững vàng
Nước chảy từ sông ,
chi phái dài sâu
c). Bài trí nội thất:
- Ngoài
thềm, gian giữa nhà Trung đường bài
trí 01 hương án cổ, sơn nâu, bằng gỗ (cao
1m, dài 1,2m, rộng 0,5m). Trên hương án bài trí 02 bình hoa bằng gốm (loại nhỏ: cao 0,2m, đường kính 0,15m, loại
to: cao 0,3m, đường kính 0,15m); 01 lư hương sứ (cao 0,2m, đường kính 0,25m); hai bên hương án đặt 02 hạc sơn son
thiếp vàng, chân đứng trên lưng rùa.
+ Gian giữa: cung thờ công
đồng (có 2 hương án và 01 bàn thờ).
- Hương án ngoài (cao 1,2m, dài
1,6m, rộng 1m), chạm trổ khá tinh xảo. Phần thân chính chia làm nhiều ô
hình vuông, hình chữ nhật to nhỏ đan xen. Các đề tài trang trí “tứ linh”, “tứ quý”, nét chạm tinh tế.
Trên hương án bài trí 1 lư hương sứ (cao
0,4m, đường kính 0,25m); 02 hạc cổ bằng gỗ cao 0,5m, chân đứng trên lưng
rùa; 1 mâm chè cổ bằng gỗ (cao 0,3m, dài 0,4 m,
rộng 0,3m), không
trang trí hoa văn, họa tiết ; 01 cọc nến bằng gỗ (cao 0,3m); 02 bình hoa sứ (bình
to cao 0,3m, đường kính 0,15m, bình nhỏ cao 0,2m, đường kính 0,10m);
- Tiếp theo là 01 bàn thờ cổ, bài
trí ở giữa, không trang trí hoa văn họa tiết, có kích thước (cao 1m, dài 1,6m; rộng 1m), là nơi đặt
lễ vật.
- Hương án trong cùng cổ, bằng gỗ (cao
1,2m, dài 1,6m, rộng 1m). Phần thân chính của hương án chia làm nhiều ô
hình vuông, hình chữ nhật to nhỏ đan xen. Trước hương án bài trí hai bình hoa
sứ, có kích thước: (cao 1,5m, đường kính
0,3m); Trên bài trí 01 lư hương sứ (cao
0,4m, đường kính 0,25m); 01 mâm cổ bồng cổ bằng gỗ (cao 0,3m, đường kính 0,35m); 02 cọc nến bằng cổ gỗ (cao 0,3m); 01 mâm chè cổ bằng gỗ (cao 0,3m,
dài 0,4 m, rộng 0,3m;
2 cọc nến gỗ cổ (cao 0,45m).
+ Gian Phải: Cung thờ Thúc bá (có 2 hương án và 01 bàn thờ).
- Hương án ngoài có kích thước: cao 1,2m, dài 1,6m, rộng 1m. Hương án cổ kính, bằng gỗ, các mặt
hương án chia làm nhiều ô hình vuông, hình chữ nhật to nhỏ đan xen. Trên hương
án bài trí 1 lư hương cổ bằng gỗ (cao 0,5m, đường kính 0,15m, đế 0,2m), chính giữa lư hương chạm nổi hình vuông, phía dưới trang trí
theo kiểu hoa sen cách điệu. Hai bên là hình tượng hai con rồng trong tư thế
vươn đầu về phía trước, thân uốn lượn, ngoảnh đầu vào nhau;
02 cọc nến cổ bằng gỗ cao 0,3m; 1 mâm chè bằng
gỗ (cao 0,3m, dài 0,4 m, rộng 0,3m).
- Tiếp theo là 01 bàn thờ cổ,
có kích thước (cao 1m, dài 1,6m; rộng 1m),
là nơi đặt lễ vật.
- Hương án trong có kích thước: cao
1,2m, dài 1,6m, rộng 1m. Hương án cổ, chia làm nhiều ô hình vuông, hình chữ
nhật to nhỏ đan xen. Trên hương án bài trí 01 lư hương sứ (cao 0,2m, đường kính 0,15m), trang trí đề tài “lưỡng long chầu nhật”; 01 mâm chè cổ bằng gỗ (cao
0,5m, đường kính 0,3m); 01 mâm cổ bồng cổ bằng gỗ (cao 0,3m, đường kính 0,35m); 02 cọc nến bằng cổ gỗ, cao 0,3m; 01
bài vị cổ.
+ Gian trái: cung thờ Tổ cô (có 2 hương án và 01 bàn thờ).
- Hương án ngoài có kích thước: cao 1,2m, dài 1,6m, rộng 1m. Hương án cổ, các mặt hương án chia làm
nhiều ô hình vuông, hình chữ nhật to nhỏ đan xen. Trên hương án bài trí 1 lư
hương cổ bằng gỗ (cao 0,5m, đường kính
0,15m, đế 0,2m), chính giữa lư hương chạm nổi hình vuông,
chạm trổ chữ thọ, phía dưới trang trí theo kiểu hoa sen cách điệu. Hai bên là
hình tượng hai con rồng trong tư thế vươn đầu về phía trước, thân uốn lượn,
ngoảnh đầu vào nhau; 02 cọc nến cổ bằng gỗ cao 0,3m; 1 mâm chè bằng gỗ (cao 0,3m, dài 0,4 m, rộng 0,3m).
- Tiếp theo là 01 bàn thờ cổ
kính, kích thước: cao 1m, dài 1,6m; rộng
1m, là nơi đặt lễ vật.
- Hương án trong cùng có kích thước: cao 1,2m,
dài 1,6m, rộng 1m. Hương án cổ, các
mặt hương án chia làm nhiều ô hình vuông, hình chữ nhật to nhỏ đan xen. Trên
hương án bài trí 01 lư hương sứ (cao
0,2m, đường kính 0,15m) trang trí đề tài “lưỡng long chầu nhật”; ; 01 mâm chè cổ bằng gỗ (cao
0,5m, đường kính 0,3m); 01 mâm cổ bồng cổ bằng gỗ (cao 0,3m, đường kính 0,35m); 02 cọc nến bằng cổ gỗ, cao 0,3m; 01
bài vị cổ.
5. Nhà Thượng đường
a). Kết cấu
kiến trúc.
Nhà Thượng đường con cháu phục dựng lại năm 1998,
có diện tích 5,57m2 (2,5m x 2,3m), theo
kiểu nhà gác tường, mái lợp ngói âm dương. Thượng đường phía trước để thông với
nhà Trung đường. Ba phía xây tường dày 0,2m bằng gạch, vôi vữa. Độ cao từ đỉnh xuống nền nhà là 2,83m. Nền
nhà được lát gạch đất nung (kích thước
0,3m x 0,3m).
+ Hệ mái: kết cấu gồm 2 mái trước, sau. Mái
lợp ngói âm dương. Độ dài theo chiều dốc của mái là:
- Mái trước: 1,15m
- Mái sau: 1,15m
- Số lượng và số đo 3 chiều rui, hoành như sau:
- Rui mái trước, sau: 15 thanh, kích thước: dài 1,15m
x rộng 0,07m x dày 0,015m
- Hoành: 4 thanh, kích thước: dài 2,45m x rộng 0,08m
x dày 0,08m.
- Thượng lương: dài 2,45m x rộng 0,15x dày 0,05m.
b). Trang trí kiến trúc
Nhà Thượng đường được trang trí đơn giản. Trên
bờ nóc trang trí đề tài “lưỡng long chầu
nguyệt”, bằng bàn tay tài hoa của các nghệ nhân xưa, tạo hình tượng rồng
thanh thoát, uốn lượn, rất sinh động.
- Phía trước nhà Thượng đường treo câu đối cổ, nội
dung:
一堂科宦家成譜
九陛敕封祖是神
Phiên âm: Nhất đường khoa hoạn gia thành phổ
Cửu bệ sắc phong Tổ thị thần
Dịch nghĩa: Một nhà khoa hoạn, ngờ gia phả
Chín bệ sắc phong, Tổ là thần
- Tại bức tường phía sau nhà Thượng đường treo câu
đối cổ, nội dung:
走馬朝來基址立
登龍駕重姓名香
Phiên âm: Tẩu mã triều lai cơ chỉ lập
Đăng long giá trọng tính danh hương
Dịch nghĩa: Ngựa phi tới chầu, nền móng vững
Rồng bay ngự giá,
tiếng thơm hương.
c). Bài trí nội thất:
Nhà Thượng đường bài trí 01 gian thờ ông
Nguyễn Hưng Công.
+ Bàn thờ gỗ bài trí ngoài cùng, có kích thước: (cao 1m, dài 1,6m, rộng 1m). Trên bàn thờ bài trí 01 mâm cỗ bồng cổ (cao 0,4m, đường kính 0,35m); 01 giá
chúc cổ bằng gỗ (cao 0,4m, dài 0,5m, rộng
0,4m); 01 mâm chè bằng gỗ (cao 0,2m, dài 0,4m, rộng 0,3m); 01 lư hương sứ (cao 0,2m, đường kính 0,15m) trang trí đề tài “lưỡng long chầu nhật”; 02 cọc nến gỗ cao 0,3m.
+ Hương án cổ bằng gỗ bài trí ngoài cùng (cao 1,2m, dài 1,6m, rộng 1m). Hương án
chạm trổ khá tinh xảo. Phần thân trang trí các đề tài trang trí “tứ linh”, “tứ quý”, nét chạm tinh tế,
mềm mại, sơn son thiếp vàng. Trên hương án đặt 04 cọc nến cổ bằng gỗ; 01 cọc
nến đồng cao 0,3m; 03 đài trản cổ bằng gỗ; 01 lư hương sứ (cao 0,2m, đường kính 0,15m) trang trí đề tài “lưỡng long chầu nhật”; 01 đỉnh trầm cổ bằng đồng (cao
0,3m, đường kính 0,2m); 01 ống đựng hương cổ bằng gỗ (cao 0,3m, đường kính 0,1m); 01 mâm chè bằng gỗ (cao
0,2m, dài 0,4m, rộng 0,3m), trang trí hoa văn rồng uốn lượn, dưới trang trí mặt hổ phù và các đề tài
hoa lá cách điệu. Trong cùng, đặt một long ngai cổ bằng gỗ (cao 1m, dài 0,45m, tay ngai 0,35m). Phần đế long ngai kết cấu theo
kiểu chân quỳ, trên trang trí đề tài rồng chầu mặt nguyệt, hoa cúc cách điệu.
Phần thân long ngai được tạo theo kiểu hình vòng cung. Tay ngai được tạo hình
bằng hai đầu rồng trong tư thế vươn đầu về phía trước trông rất sinh động.
Trong long ngai đặt bài vị thờ Đức tổ. Trên long ngai đặt một mũ cánh chuồn màu vàng (cao 0,36m), trang trí hoa văn rồng,
phượng. Cánh chuồn dài 0,33m, trên cánh chuồn trang trí hoa mai. Hai bên đặt
đôi hài cổ bằng gỗ màu nâu (cao 0,34m,
dài 0,26m).
Bên trong long ngai đặt 2 cây kiếm cổ bằng
gỗ (dài 0,90m). Trước long ngai đặt
một hộp sắc cổ (cao 0,17m; rộng 0,13m;
0,58m). Trước hộp sắc cổ là giá đọc chúc văn cổ (cao 0,45m; dài 0,47m).
VII. SƠ ĐỒ PHÂN BỐ DI VẬT, CỔ
VẬT, BẢO VẬT QUỐC GIA THUỘC DI TÍCH
VIII. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HOÁ, KHOA HỌC, THẨM MỸ CỦA DI
TÍCH.
1. Giá trị lịch sử
Nhà thờ họ Nguyễn Như là công trình kiến trúc còn tương đối cổ kính, gắn
liền với nhiều thế hệ, với những thăng trầm của lịch sử. Các nhân vật thờ tại
đây sống ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, bối cảnh xã hội khác nhau. Điều
này giúp hậu thế có cơ hội được hiểu thêm về các giai đoạn lịch sử đương thời,
đặc biệt là về chính sách khai khẩn đất hoang của các triều đại nói chung và
huyện Yên Thành nói riêng.
Nhà
thờ họ Nguyễn Như là nơi thờ tiên tổ của dòng họ Nguyễn Như xã Khánh Thành,
trong đó có những người có công với dân, với nước được lưu truyền trong lịch
sử, tiêu biểu như:
Nguyễn
Hưng Công, người có công lớn trong việc khai khẩn, chiêu dân lập ấp và dạy học
vùng Thái Bộc xã Kim Thành xưa (nay là xã
Bắc Thành). Với những công lao của ông, các triều đại phong kiến đã ban
tặng cho ông nhiều sắc phong và nhân dân địa phương lập đền Cả để thờ phụng,
hậu duệ xây dựng nhà thờ để đời đời hương khói.
Nguyễn
Như Vợi (Nguyễn Quy) đã không quản
ngại gian khổ, hy sinh, hăng hái cùng một số đồng chí Phạm Công Kham, Nguyễn
Công, Trần Tiến.... tham gia tích cực trong phong trào cách mạng 1930-1931.
Di tích còn lưu giữ
nhiều tư liệu qúy như gia phả, sắc phong, có giá trị cho công tác nghiên cứu,
tìm hiểu công lao, thân thế, sự nghiệp của một số nhân vật có công với dân, với
nước, cũng như lịch sử hình thành của dòng Nguyễn Như ở xã Khánh Thành.
Ngoài
ra, hậu thế còn được hiểu thêm về quá trình hình thành và phát triển của một
làng quê, nơi di tích hiện hữu.
2. Giá trị văn hóa:
Nhà
thờ họ Nguyễn Như được xây dựng trên mảnh đất gắn với công lao khai hoang lập
làng của tiên tổ. Vì vậy, ngoài giá trị lịch sử, di tích còn thể hiện những giá
trị nhân văn sâu sắc, khơi gợi cho hậu thế niềm tự hào về các bậc tiên tổ, đồng
thời như nhắc nhở họ về ý thức, trách nhiệm vun đắp và phát huy những thành quả
tổ tiên đã gây dựng.
Giá
trị văn hóa còn được thể hiện thông qua hoạt động của hậu duệ hướng về tiên tổ.
Đó là các hoạt động văn hoá tâm linh vào các ngày lễ như ngày lễ tế tổ, lễ rằm tháng giêng, rằm tháng bảy. Về với di
tích trong những dịp này, con cháu lại được trở về với cội nguồn, được dâng nén
hương thơm lên anh linh của các vị tiên tổ. Đây cũng chính là dịp để “ôn cố nhi tri tân”, nhắc nhở con cháu
giữ trọn đạo nghĩa, nề nếp gia phong của dòng tộc, thể hiện sự quan tâm của con
cháu, trong việc tôn vinh và tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân với quê
hương, dòng tộc. Đặc biệt, với vị tổ Nguyễn Hưng Công, không chỉ được con cháu
trong dòng họ mà còn được nhân dân trong vùng truyền tụng, ca ngợi.
Ngoài
ra, việc lưu truyền những nghi thức tế lễ từ đời này qua đời khác đã góp phần
không nhỏ trong việc tạo nên nét văn hoá tâm linh mang đậm bản sắc của một vùng
quê Khánh Thành nói riêng và cả Nghệ An nói chung, cũng như góp phần bảo lưu và
gìn giữ những giá trị văn hoá phi vật thể mà cha ông đã dày công sáng tạo.
3. Giá trị khoa học thẩm mỹ:
Nhà
thờ họ Nguyễn Như là một công trình kiến trúc tâm linh đã tồn tại lâu đời, với toà
Trung đường được giữ gìn tương đối nguyên vẹn. Đó chính là nhờ sự kết hợp một
cách khoa học của nhiều yếu tố từ khâu chọn địa điểm, nguyên vật liệu đến cách
thức dựng nhà.
Vị
trí dựng nhà thờ là nơi cao ráo, nguyên vật liệu có sức bền, sức chịu đựng phù
hợp với khí hậu khắc nghiệt của vùng đất nắng lắm mưa nhiều. Khung nhà được
dựng với những bộ vì theo kiểu truyền thống mà sức bền của nó đã được thực tế
kiểm chứng. Đây là sự tính toán vừa dựa trên cơ sở khoa học thể hiện đầy đủ các
tính chất của một công trình mang tính tâm linh truyền thống của xứ Nghệ.
Nhà thờ có khung làm bằng gỗ chắc, khoẻ, có
khả năng chịu lực và chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết của vùng đất nắng
lắm mưa nhiều. Nhờ vậy, di tích tồn tại còn tương đối nguyên vẹn đến ngày nay
sau bao biến cố của lịch sử cũng như sự khắc nghiệt của thời tiết.
Về mặt
kiến trúc, tại đây có nhiều mảng chạm khắc có giá trị không chỉ về mặt văn hóa,
thẩm mỹ mà còn có giá trị về mặt lịch sử, đặc biệt là những mảng chạm khắc lại
được tạo bởi bàn tay của những người thợ dân gian, tiêu biểu là đề tài tứ linh,
tứ quý, hoa lá, vân mây...với đường nét điêu luyện và sống động tựa như bức
tranh nghệ thuật. Trang trí trên hệ mái cũng như trên các cấu kiện gỗ cũng
mang đậm tính truyền thống. Các mảng chạm trên gỗ tuy không nhiều nhưng bố trí
đăng đối, hài hoà.
Tại
nhà thờ, còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ quý giá như: gia phả, lư hương, câu đối,
long ngai, đại tự, cọc nến…Đây là những cổ vật quý báu, vừa mang tính lịch sử
nhưng vẫn đậm chất nghệ thuật, bởi trên đó khắc hoạ các đề tài truyền thống như
“tứ linh, tứ quý”, hình tượng hoa lá,
vân mây....thể hiện trình độ, tay nghề của nghệ nhân cũng như phong cách thể
hiện của từng triều đại phong kiến. Mỗi cổ vật như một tác phẩm nghệ thuật sống
động và đẹp mắt, tô điểm thêm cho không gian tôn nghiêm, tôn kính của công trình
kiến trúc.
IX. THỰC TRẠNG BẢO VỆ
VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH.
Nhà thờ họ Nguyễn Như được xây dựng vào năm
Canh Thân (1740), nhà tranh, 3 tòa, Hạ
đường, Trung đường, Thượng đường.
- Năm 1925, nhà thờ bị cháy, con cháu làm
lại bằng nhà gỗ lim có 3 tòa, Hạ đường, Trung đường, Thượng đường.
- Năm 1997, Thượng đường và Hạ đường hư hỏng nặng, không còn khả năng tu
bổ.
- Năm 1998, con cháu phục dựng lại nhà Thượng đường và Hạ đường.
- Năm 2007, xây lại tường bao nhà Hạ đường,
Trung đường và Thượng đường và đảo mái nhà Thượng đường, Trung đường.
Trải qua bao biến động của lịch sử, nhà thờ
họ Nguyễn Như vẫn giữ được cơ bản các yếu tố của một công trình tâm linh và
được con cháu trong dòng họ, nhân dân địa phương phát huy tốt.
PHẦN
PHỤ LỤC
DI SẢN HÁN
NÔM DÒNG HỌ NGUYỄN NHƯ,
XÃ KHÁNH
THÀNH, HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN
1.
Sắc phong:
1.1Sắc
phong năm Khải Định thứ 2.
Nguyên văn
敕乂安省安城縣僊城社富文村奉事龍川獨雷進士富祿侯號僊溪英靈之神稔著靈應肆今丕承耿命緬念神庥著封為翊保中興靈扶之神準其奉事庶幾神其相佑保我黎民欽哉
啟定貳年參月拾捌日
Phiên âm:
Sắc Nghệ An
tỉnh Yên Thành huyện Tiên Thành xã Phú Văn thôn phụng sự: Long Xuyên Độc Lôi Tiến
sỹ Phú Lộc hầu hiệu Tiên Khê Anh linh chi thần, nhẫm trứ linh ứng. Tứ kim phi
thừa cảnh mệnh miến niệm thần hưu, trứ phong vi Dực bảo Trung hưng Linh phù chi
thần, chuẩn kỳ phụng sự thứ cơ. Thần kỳ tướng hựu, bảo ngã lê dân. Khâm tai!
Khải Định nhị
niên tam nguyệt thập bát nhật.
Dịch nghĩa:
Sắc cho thôn
Phú Văn xã Tiên Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An thờ phụng vị thần Long Xuyên
Độc Lôi Tiến sỹ, tước Phú Lộc hầu, hiệu Tiên Khê Anh linh, linh ứng rõ rệt. Nay
trẫm kế thừa ngôi báu, trông lại sự che chở của thần, nên tặng phong là Dực bảo
Trung hưng Linh phù chi thần, chuẩn cho thờ phụng. Thần hãy giúp đỡ, che chở
cho dân đen của ta. Kính thay!
Ngày 18
tháng 2 năm Khải Định thứ 2 (1917)
1.1.
Sắc phong năm Khải Định
thứ 9.
敕乂安省安城縣仙城社富文村奉事靈扶翊保中興龍川獨雷進士富祿侯號仙溪英靈尊護國庇民稔著靈應節蒙頒給敕封準許奉事肆今正值朕四旬大慶節經頒寶詔覃恩禮隆登秩著加贈端肅尊神特準奉事用誌國慶而申祀典欽哉
啟定玖年柒月貳拾五日
Phiên âm:
Sắc Nghệ An tỉnh
Yên Thành huyện Tiên Thành xã Phú Văn thôn phụng sự: Linh phù Dực bảo Trung
hưng Long Xuyên Độc Lôi Tiến sỹ Phú Lộc hầu hiệu Tiên Khê Anh linh tôn thần, nhẫm
trứ linh ứng, tiết mông ban cấp sắc phong chuẩn hứa phụng sự. Tứ kim chính trị trẫm tứ
tuần đại khánh, tiết kinh ban bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật, trước gia
tặng: Đoan túc Tôn thần, đặc chuẩn phụng sự, dụng chí quốc khánh nhi thân tự
điển. Khâm tai!
Khải Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật
Dịch nghĩa:
Sắc cho thôn Phú
Văn xã Tiên Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An thờ phụng vị thần Long Xuyên Độc
Lôi Tiến sỹ, tước Phú Lộc hầu, hiệu Tiên Khê Anh linh, linh ứng rõ rệt, đã được
ban cấp sắc phong chuẩn cho thờ phụng. Đến nay gặp đúng đại lễ mừng thọ 40
của trẫm nên ra chiếu báu tỏ rõ ơn sâu, lễ long trọng nên tăng thêm cấp bậc,
nên tặng là Tôn thần Đoan túc, chuẩn cho thờ phụng để ghi nhớ ngày vui của nước
mà nối dài phép tắc thờ tự. Kính thay!
Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9
Tổ Quốc ghi công, Bằng khen số 13A5534C, Quyết định số
293669 ngày 19/7/1961, liệt sỹ Nguyễn Như Vợi (Nguyễn Quy), Đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương, nguyên quán xã
Khánh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, đã hy sinh cho Tổ Quốc trong khi
đấu tranh cách mạng ngày 2/4 1931. Hà Nội, ngày 19/7/1961, thủ tướng chính phủ
Phạm Văn Đồng đã ký.